Bột màu lam Ai Cập

Lam Ai Cập hay xanh Ai Cập là tên gọi để chỉ màu có từ bột màu lam Ai Cập hay canxi đồng silicat (CaCuSi4O10 hoặc CaOCuO(SiO2)4 (canxi đồng tetrasilicat)), một bột màu được sử dụng tại Ai Cập cổ đại trong hàng nghìn năm. Nó được coi là bột màu tổng hợp đầu tiên.[1] Nó được người La Mã cổ đại biết đến dưới tên gọi caeruleum – từ đây mà có các từ để chỉ màu này trong một số ngôn ngữ châu Âu, như tiếng Anh cerulean, tiếng Pháp cæruleum/céruléum, tiếng Tây Ban Nha cerúleo. Sau kỷ nguyên La Mã, bột màu lam Ai Cập không còn được sử dụng nữa và vì thế cách làm ra nó đã bị lãng quên. Ngày nay các nhà khoa học đã phân tích thành phần hóa học của nó cũng như có thể tái tạo lại cách thức làm ra nó. Màu này cũng là màu của khoáng vật hiếm cuprorivait trong tự nhiên.Từ trong tiếng Ai Cập cổ đại wꜣḏ có nghĩa là màu xanh lam, màu lam-lục hay màu xanh lục.Ghi chép đầu tiên về việc sử dụng "Egyptian blue" ("lam Ai Cập") như là một tên gọi chỉ màu sắc trong tiếng Anh là vào năm 1809.[2]

Bột màu lam Ai Cập

Nguồn Webexhibits.org
HSV       (h, s, v) (226°, 90%, 65%)
Bộ ba hex #1034A6
sRGBB  (r, g, b) (16, 52, 166)
Hệ ISCC–NBS Lam chói
CMYKH   (c, m, y, k) (90, 69, 0, 35)